TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM LÀ NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH.

Khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay một lần nữa chứng minh vai trò then chốt của ngành nông nghiệp, khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tới 41 tỷ USD trong năm 2020, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Ngành nông nghiệp góp phần quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,5% và phấn đấu đạt 3%.

 Nội lực của Việt Nam ở đâu?

“Nếu giả định cho vui, Việt Nam bị khóa biên giới, thì liệu quốc gia có còn trường tồn?”. Đây là câu hỏi được giáo sư Phan Văn Trường đặt ra trong các buổi học vui Cấy Nền. Và câu trả lời là “có”. Đây là một ân huệ mà hệ sinh thái vũ trụ đã tặng cho chúng ta. Ít quốc gia có được ân huệ này.

Theo GS. Phan Văn Trường, thì có những thống kê của Liên hiệp quốc cho thấy người Việt là dân tộc hiếm hoi thành công ngay từ thế hệ đầu sau khi di cư (hơn cả người Hoa chỉ thành công ở thế hệ 3). Các yếu tố quan trọng cho điều này là: khả năng thích ứng, hòa nhập và tiếp nhận cái mới, dù vẫn có xu hướng sống quần tụ thành những cộng đồng. Ngoài ra, người Việt có nhu cầu vươn lên dựa vào học vấn. “Tư chất người Việt” là thứ luôn được các cộng đồng khác đánh giá cao ở nước ngoài. Ở trong nước, nội lực đó đến từ tinh thần tương thân tương ái, đến từ tính hài hước có sẵn trong huyết quản (rất ít dân tộc có được cá tính này) và niềm lạc quan, thể hiện rõ nhất qua mùa đại dịch. Ngoài ra, nội lực của người Việt chính là khả năng sáng tạo vô cùng phong phú. Chính óc sáng tạo là động lực biến đổi thế giới, cho phép khởi nghiệp, đem lại giá trị gia tăng thật cho mọi hoạt động. Tất cả những yếu tố này làm nên nội lực của từng cá nhân.

Cấy Nền ra đời nhằm “khai phá” nguồn nội lực hiện tại thành nguồn vốn của bản thân mình, từ việc thắp lửa các kỹ năng, là kiến thức, trải nghiệm, các mối quan hệ cá nhân, cũng như nền tảng tinh thần. Nội lực mới thực sự là sức mạnh để chính bản thân vượt qua khó khăn, kết hợp hài hòa với yếu tố ngoại lực mới có thể nhân lên sức mạnh.

Từ nội lực của từng cá nhân mới có thể biến thành nội lực của quốc gia. Vì sự thịnh vượng của một quốc gia đến từ những nội lực mạnh mẽ của từng con người, vì họ làm chủ kiến thức, kỹ năng, công nghệ, có vậy mới đủ tự lực tự cường được.

Việt Nam còn là có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Không nói quá khi cho rằng Việt Nam có “rừng vàng, biển bạc” vì số đông quốc gia không có bờ biển dài và rừng xanh bao phủ. Trên thế giới, không có nhiều quốc gia có bãi biển trải dài theo duyên hải như Việt Nam. Vì vậy, muốn tận dụng tất cả các năng lực thiên nhiên sẵn có, thì không gì khác hơn là phải phát triển con người và hệ sinh thái trong đó con người là chủ thể, sử dụng thiên nhiên và nội lực đất nước một cách bền vững.

Tuy nhiên, theo GS. Phan Văn Trường, nội lực của Việt Nam không phải là ngành công nghiệp như chúng ta đang hướng đến, nếu có cũng chỉ có công nghiệp chế biến để tăng giá trị cho những sản vật địa phương.

“Rất nhiều dân tộc đi vào lỗi lầm theo những mô hình phát triển không phù hợp với dân tộc của họ, đến đỗi làm ô nhiễm cả sông ngòi, rừng núi của họ cho nhiều thế hệ sau. Biết sai mà rồi vẫn ngoan cố. Đô thị của họ mịt mùng. Hơi thở của họ chỉ toàn khói đen. Cơm của họ chỉ toàn hóa chất.

Câu chuyện của “quốc gia khởi nghiệp” Israel cho chúng ta những bài học quý về phát huy thế mạnh nông nghiệp. Canh nông, đối với dân tộc Việt, là một kho tàng vô tận. Chính người hàng xóm Thái cũng hiểu điều đó, để biến mình thành một nước với đất phì nhiêu và nông dân quá tài ba”, GS. Phan Văn Trường trăn trở.

Tương lai của Việt Nam là du lịch và nông nghiệp. Chúng ta hãy tận dụng thiên nhiên tuyệt vời của biển xanh cát trắng. Không có nước nào có nhiều địa phương có nhiều đặc sản đến thế, đất Việt còn là vô địch thế giới về thảo dược, những vùng đất đồng bằng tuyệt đẹp. Để dân tộc mình không cần phải đi làm thuê. Đó cũng chính là tương lai mà Cấy Nền đang ra sức khơi dậy và phát huy trong những năm qua và trong tương lai, để Việt Nam luôn là một quốc gia có sức mạnh bền vững và tự tin trước thế giới.

Hotline: 0914.347.247